Cát Hải là một huyện đảo nằm ở phía đông của thành phố Hải Phòng cách trung tâm nội thành 39km theo đường chim bay. Đây vốn là một trong những huyện có tên từ thời kỳ chịu ách đô hộ của Pháp, đơn vị hành chính trùng khớp với địa danh địa giới. Trước năm 1945, huyện Cát Hải thuộc tỉnh Quảng Yên. Đến năm 1977, huyện Cát Hải được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 huyện là Cát Bà và Cát Hải.
Cư dân trên huyện đảo Cát Hải có nguồn gốc từ nhiều nơi nhưng chủ yếu thành thạo nghề sông nước ở Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương….Từ trước những năm 1978, còn có nhiều cư dân người Hoa cư trú và làm ăn sinh sống.
Đọc thêm: Khám phá các di tích lịch sử, văn hóa trên đảo cát bà
Đặc điểm nổi bật trong văn hóa dân gian của người dân huyện đảo trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là ngày hội xuống nước ở làng Chài, với nhiều trò chơi gắn liền với việc đánh bắt cá như: thi bơi, đua thuyền thúng trên biển….
Kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa dân gian nảy sinh từ trong cuộc sống lao đông và sản xuất của nhân dân huyện đảo Cát Hải mà ngày nay, những trò chơi, thi đấu trên sóng biển ở Cát Hải thực sự là những ngày hội lớn của đất Cảng. Ngày hội kết hợp một cách hài hòa chương trình đặc sắc nhất trong giao lưu văn hóa và thể thao giữ huyện đảo Cát Hải với các huyện lúa ngoại thành và tỉnh bạn Quảng Ninh.
Ngày hội Làng Cá là một trong những lễ hội nổi tiếng của Cát Hải nói riêng và của Hải Phòng nói chung, diễn ra hàng năm vào ngày 1/4 dể ghi nhớ sự kiện ngày 1.4.1959. Bác Hồ về thăm làng Cá Cát Hải, động viên cũng như thăm hỏi bà con ngư dân trong công việc chài lưới, làm chủ biển trời của quê hương. Từ đó cho đến nay, ngày 1/4 hàng năm đã trở thành một ngành truyền thống của ngành thủy sản, ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà và cũng chính là thời điểm ra quân đánh cá của ngư dân huyện đảo.
Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp đảo Nam Cát tại khu du lịch Cát Bà
Ngày hội lớn ấy không thể thiếu cuộc đua thuyền Rồng trên biển Cát Bà. Sau khi bước vào ngày hội Cát Bà là một loạt các hoạt động thi đấu diễn ra trên biển và trọng tâm là các cuộc đua thuyền rồng giữ đội chủ nhà Cát Bà và các đoàn khách đến từ mọi miền tổ quốc.
Cuộc đua thuyền rồng trên biển diễn ra mang nhiều ý tưởng chủ đạo như thuyền rồng ra biển vươn khơi trong thế rồng Bay của đất nước, nối vòng tay bè bạn khắp mọi miền. Ngoài cuộc đua thuyền rồng ra ban tổ chức vẫn có thêm các trò chơi phối hợp như lướt ván, đua thuyền thúng của cư dân miền Duyên Hải, miền Trung cùng tham gia lễ hội.
Đặc biệt, tại ngày hội làng Cá, hai loại hình thi đấu kéo co và múa rồng trên biển mà trước giờ chỉ diễn ra trên đất liền. Trước khung cảnh tập lập của tàu thuyền, sóng biển dập dờn. Người tham gia thi đấu được chia làm 2 đội, ai cũng đều ở trên thuyền của đội mình, người ở cả 2 đội thuyền dàn quân, nắm chắc dây co để kéo về phía đội của mình.
Nét mới trong lễ hội làng Cá đó là môn thi đấu thủ nữ trên cự ly dài 4000m, bên cạnh đường đua của nam giới 6000m trong khoảng thời gian 30 phút. Đây thật sự là một hoạt động văn hóa thể thao, không chỉ rèn luyện tính bền bỉ kiên nhẫn của từng cá nhân mà còn là một trong những hoạt động rèn luyện thể chất nghề nghieeppj, lòng quả cảm vì màu cờ sắc áo của quê hương. Vậy còn chần chừ gì mà không đặt ngày một tour du lịch cát bà hải phòng để khám phá lễ hội độc đáo này nhỉ .