Lúc thân sinh, Bác Hồ từng đến thăm làng cá ở đảo Cát Bà. Và chuyến thăm làng cá của Bác mãi mãi trở thành một dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí quân dân Cát Bà. Để tưởng nhớ đến Bác và kỉ niệm ngày Bác về thăm, ngày đó trở thành ngày truyền thống đậm đà sắc thái cách mạng không chỉ riêng của Cát Bà mà còn là ngày truyền thống của ngành Thủy sản Việt Nam.
Các tour du lịch Cát Bà giá rẻ xem tại: http://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-cat-ba/
Để ghi nhớ sâu sắc hình ảnh và tình cảm của Bác dành cho huyện đảo, ngày 1/4 trở thành ngày hội truyền thống của nhân dân Đảo Cát Bà. Hằng năm, huyện đảo tổ chức kỷ niệm Ngày Bác Hồ về thăm làng cá với nhiều hoạt động sôi nổi, tiêu biểu là hội đua thuyền rồng trên biển với sự tham gia của các địa phương trên đảo. Những ngày diễn ra lễ hội, huyện đảo như được khoác lên mình một lớp áo mới với đủ màu sắc của cờ hoa, của biển trời xanh trong như ngọc.
Lễ hội đua thuyền rồng trên biển là một nét văn hoá riêng có tại khu du lịch cát bà. Dân đi biển Cát Bà thường tổ chức đua thuyền rồng khi kết thúc vụ cá Bắc, mở đầu vụ các Nam vào ngày ¼ dương lịch (ngày Bác Hồ về thăm Cát Bà năm 1959). Sau rất nhiều nghi lễ trang trọng được tổ chức vào chiều và đêm hôm trước, cả ngày ¼ chỉ dành riêng cho hội đua thuyền. Những chiếc thuyền hình thoi dài, đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng rực rỡ, trên khoang chở từ 22 đến 26 thanh niên rẽ sóng trên Vịnh cũng đã thu hút rất nhiều du khách thập phương.
Địa điểm ăn uống rẻ Cát Bà Xem tại đây
Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Mở đầu lễ hội thường là đọc diễn văn kỷ niệm ngày Bác Hồ ra thăm Cát Bà. Sau đó là hoạt động đua thuyền rồng sôi nổi. Cuộc đua thuyền bắt đầu bằng hoạt động kéo co trên bãi biển, sau đó là lắc thuyền thúng. Cuối cùng cuộc đua thuyền diễn ra. Đường đua thuyền thường khoảng 1km, 2 bên có cắm cờ báo. Các thuyền đua đi 3 hoặc 4 vòng, tùy theo mỗi năm quy định. Thuyền nào đến đích trước sẽ giành chiến thắng.
Thuyền rồng đua biển có hình thoi dài 11m, rộng 1,5m được đóng rất kỳ công, chi phí lên tới trên 30 triệu đồng một chiếc. Mỗi thuyền có từ 22 đến 26 người. Mở đầu cuộc thi là tiết mục kéo co giữa các đội thuyền trên biển. Sau tiết mục kéo co là lắc thúng thuyền không mái của những người ngư dân đến từ vùng biển Nam Trung bộ. Tiếp đến là đua thuyền rồng. Đường đua dài 1km có cắm cờ báo hiệu ở hai đầu, thuyền đua sẽ phải đi 3 hoặc 4 vòng, thuyền nào về đích trước sẽ đoạt giải.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Cát Bà
Ngoài việc lựa chọn các tay chèo khỏe, người cầm lái được coi là quyết định sự thắng thua của thuyền, vì họ phải xử lý cực kỳ chính xác lúc vào cua, để cho chiếc thuyền dài hơn chục mét có thể vòng lại nhanh nhất.
Những năm gần đây, khi du lịch trên huyện đảo Cát Bà ngày càng phát triển, lễ hội dành cho những người đánh bắt thủy sản trên đảo này đã trở thành một lễ hội để quảng bá cho du lịch. Vì thế quy mô và các hoạt động của lễ hội được mở rộng, thu hút rất nhiều khách đến với du lịch biển cát bà trong và ngoài nước đến tham dự.
Ngoài ra, trên thị trấn Cát Bà ngày nay còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời như: đền thờ các bà trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc. Hòn cẩm thạch của làng Gia Luận đã từng là nơi tập kết dấu cọc gỗ lấy từ Vân đồn để góp phần làm lên chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng Giang của Ngô quyền năm 938. Tại xã Xuân Đám còn lại một phần kiến trúc bức tường thành xếp đá được xây dựng từ thời nhà Mạc thế kỷ XVI. Người dân trên đảo cũng rất tự hào về con đường học hành, đỗ đạt của cha ông một thời.